Lịch sử và khảo sát mới nhất
Lịch sử
- Năm 1960
- Thực hiện cuộc khảo sát sữa mẹ toàn quốc lần 1
- Năm 1966
- Tận dụng kết quả khảo sát sữa mẹ để phát triển sữa bột có protein, khoáng chất và vitamin
- Năm 1984
- Nghiên cứu taurine, là thành phần quan trọng cho sự phát triển của não và thị lực, và phối hợp vào sữa bột. Hiện nay trở thành tiêu chuẩn quốc tế
- Năm 1989
- Thực hiện cuộc khảo sát sữa mẹ toàn quốc lần thứ 2
- Năm 1990
- Nghiên cứu về axit sialic, là thành phần bảo vệ em bé khỏi bệnh tật có nhiều trong sữa non, và phối hợp vào sữa bột
- Năm 1995
- Thực hiện khảo sát theo dõi từ cuộc khảo sát sữa mẹ toàn quốc lần thứ 2 để tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành phần sữa mẹ và sự phát triển dị ứng ở trẻ sơ sinh
- Năm 1996
- Bắt đầu nghiên cứu về phân của trẻ sơ sinh và sữa mẹ
- Năm 1998
- Nghiên cứu ganglioside, là thành phần bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh tật, và phối hợp vào sữa bột
- Năm 1999
- Bắt đầu khảo sát chế độ ăn uống của 2.400 trẻ sơ sinh trên toàn quốc để điều tra tình trạng hấp thu dinh dưỡng trong giai đoạn cai sữa
- Năm 2001
- Bắt đầu khảo sát chế độ ăn uống của 300 phụ nữ mang thai trên toàn quốc
- Năm 2003
- Nghiên cứu các yếu tố bảo vệ dị ứng axit ribonucleic, polyamine trong sữa mẹ, và phối hợp vào sữa bột
- Năm 2008
- Bắt đầu nghiên cứu về sự thay đổi trong ngày của các thành phần sữa mẹ
- Năm 2012
- Bắt đầu nghiên cứu về các thành phần trong thức ăn chuyển vào sữa mẹ
- Năm 2013
- Bắt đầu nghiên cứu để tăng thành phần miễn dịch trong sữa mẹ
- Năm 2015
- Bắt đầu cuộc khảo sát sữa mẹ toàn quốc lần thứ 3
Khảo sát sữa mẹ toàn quốc mới nhất
Khoảng 30 năm kể từ lần thứ hai. Cuộc khảo sát sữa mẹ toàn quốc lần thứ 3 được bắt đầu vào mùa thu năm 2015 để điều tra những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống đã ảnh hưởng như thế nào đến thành phần của sữa mẹ và sự tăng trưởng, phát triển của em bé. Lần này, là cuộc nghiên cứu chung với Yukijirushi Megmilk, và nội dung của cuộc khảo sát được mở rộng hơn. Đối với 1.200 cặp mẹ và em bé, ngoài việc phân tích thành phần của sữa mẹ, tìm hiểu chế độ ăn uống và sinh hoạt của người mẹ, tình trạng tăng trưởng và phát triển của em bé, chúng tôi cũng sẽ thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trong 5 năm.
Nghiên cứu về trẻ sơ sinh
Nghiên cứu về sữa mẹ, được thực hiện liên tục từ năm 1951 trong thời đại của ngành công nghiệp sữa thương hiệu Yukijirushi, không chỉ phân tích thành phần của sữa mẹ, mà còn nghiên cứu và khảo sát các chức năng của sữa mẹ và sữa, phân của trẻ sơ sinh, chế độ ăn của người mẹ v.v. Nghiên cứu sữa mẹ của BeanStalk Yukijirushi đã bắt đầu từ “Nghiên cứu trẻ sơ sinh“. Không chỉ phân tích thành phần của sữa mẹ, chúng tôi còn tiếp tục nghiên cứu và khảo sát các chức năng của sữa mẹ và sữa, chế độ ăn của mẹ và thức ăn dặm cho em bé.
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống của mẹ đối với sữa mẹ và trẻ sơ sinh
Khi so sánh kết quả năm 1960 và 1989, thì thấy rằng nồng độ protein trong sữa mẹ đã cao hơn vào năm 1989.
Ngoài ra, cân nặng của trẻ sơ sinh ở 4 đến 5 tháng tuổi đã tăng khoảng 7% vào năm 1989.
Những thay đổi trong chế độ ăn của người mẹ trong khoảng 30 năm đã cho thấy là có ảnh hưởng đáng kể đến sữa mẹ và trẻ sơ sinh.
Khi so sánh kết quả năm 1960 và 1989, thì thấy rằng nồng độ protein trong sữa mẹ đã cao hơn vào năm 1989.
Ngoài ra, cân nặng của trẻ sơ sinh ở 4 đến 5 tháng tuổi đã tăng khoảng 7% vào năm 1989.
Những thay đổi trong chế độ ăn của người mẹ trong khoảng 30 năm đã cho thấy là có ảnh hưởng đáng kể đến sữa mẹ và trẻ sơ sinh.
Thay đổi thành phần trong thành phần của sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều thành phần khác nhau và sau khi sinh, người ta đã phát hiện ra rằng một số thành phần thay đổi khác nhau theo thời gian trôi qua.
Thay đổi trong ngày về thành phần của sữa mẹ
Các nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng có một số thành phần trong sữa mẹ có hàm lượng thay đổi cả ngày lẫn đêm.
Thành phần của sữa mẹ
Trong sữa mẹ, không chỉ có các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể, não và dây thần kinh, mà còn chứa các thành phần miễn dịch khác nhau để bảo vệ cho trẻ sơ sinh.
Essential for growth | Brain and neurological development | Immune-boosting |
---|---|---|
Protein Fat Carbohydrate Vitamins Minerals |
DHA (docosahexaenoic acid) Alpha-linolenic acid Taurin etc. |
Sialic acids Gangliosides Human milk oligosaccharides Ribonucleic acid Polyamines Nucleotides Sphingomyelins |